Đức Phật Buddha dạy về 10 Điều chớ vội tin
Đức Phật đã từng dạy một bài pháp nổi tiếng về “10 điều
chớ vội tin” (Kalāma Sutta – Kinh Kalama, thuộc Tăng Chi Bộ Kinh – Aṅguttara Nikāya, tập I),
trong đó Ngài khuyên người dân làng Kālāma không nên vội tin bất cứ điều gì chỉ
vì một trong mười lý do sau:
🔟 Mười điều chớ vội tin –
Kalāma Sutta
“Này các Kālāma, chớ vội tin…”
- Vì
điều đó được truyền tụng lại (theo truyền thống)
→ Không nên tin chỉ vì điều đó đã được kể đi kể lại qua nhiều thế hệ.
- Vì
đó là tập quán lâu đời
→ Không nên tin chỉ vì điều đó là phong tục cổ truyền của địa phương.
- Vì
điều đó được nhiều người truyền miệng
→ Không nên tin chỉ vì điều đó được số đông lặp lại.
- Vì
điều đó được ghi chép trong kinh sách
→ Không nên tin chỉ vì điều đó có trong các văn bản, kinh điển.
- Vì
điều đó phù hợp với lý luận suy diễn
→ Không nên tin chỉ vì nó hợp logic, có vẻ hợp lý theo lý luận.
- Vì
điều đó phù hợp với lập trường triết học
→ Không nên tin chỉ vì nó hợp với lý thuyết, trường phái mà ta ưa thích.
- Vì
điều đó được xem là hợp lý qua sự suy tư
→ Không nên tin chỉ vì tự mình suy nghĩ thấy có vẻ đúng.
- Vì
điều đó phù hợp với định kiến của mình
→ Không nên tin chỉ vì điều đó giống với những gì mình đã tin tưởng sẵn.
- Vì
điều đó do một vị đạo sư khả kính nói ra
→ Không nên tin chỉ vì người nói là một vị có địa vị cao hay được kính trọng.
- Vì
nghĩ rằng "vị Sa môn này là thầy của tôi"
→ Không nên tin chỉ vì lòng trung thành, tin tưởng mù quáng vào một vị thầy.
✅ Thay vào đó, Đức Phật dạy:
“Khi nào các ông tự mình biết rõ:
‘Những pháp này là bất thiện, những pháp này là đáng chê trách,
bị người có trí chỉ trích; những pháp này nếu thực hành và tuân theo sẽ đưa đến
khổ đau, bất lợi…’,
thì các ông hãy từ bỏ chúng.”
Và ngược lại:
“Khi nào các ông tự mình biết rõ:
‘Những pháp này là thiện, những pháp này không đáng chê trách,
được người có trí tán dương; nếu thực hành sẽ đưa đến lợi ích và hạnh phúc…’,
thì hãy chấp nhận và thực hành chúng.”
📌 Ý nghĩa cốt lõi:
Đây là lời dạy rất nổi bật của Đức Phật về trí tuệ, tự do
tư duy và sự tỉnh giác cá nhân. Đức Phật không khuyến khích sự tin tưởng
mù quáng, mà nhấn mạnh đến trải nghiệm trực tiếp, quan sát thực tế, và tự
mình kiểm chứng bằng chánh niệm, trí tuệ.
Đạo Phật là Đạo làm chủ sanh - già - bệnh - chết
1- Làm chủ sanh (sanh sống- cuộc sống hằng ngày): tức là làm chủ bản thân, sống không tham - sân - si, kiêu mạn, nghi ngờ. 2- Làm chủ tuổi già: Khi về già không mất trí nhớ, minh mẫn, không lẩm cẩm, phải quắc thước. 3- Làm chủ bệnh tật: có bệnh dùng pháp như lý tác ý đuổi bệnh đi, không để bệnh tật bén mảng tới, không ngồi xe lăn, không nằm giường bệnh, không làm phiền người khác chăm sóc mình. 4- Khi thân thể yếu đuối, muốn kết thúc cuộc đời, nhập vào tứ thiền, nhập từ trường niết bàn, ra lệnh yêu cầu cơ thể tịnh chỉ hơi thở, kết thúc cuộc đời, không làm phiền hay gây đau khổ cho người khác. Nếu không làm chủ được 4 điều đau khổ này là tu không đúng pháp, không được lợi lạc gì cho Chúng sanh.
Hóa giải đau khổ, giải thoát muộn phiền - Sống an lành
Mến chào Quý vị và các Bạn, trong cuộc sống, có nhiều người bị áp lực, đau khổ, muốn chấm dứt sự sống để hết khổ. Nhưng việc dại dột này liệu có thoát khổ. Mỗi khi nghĩ quẩn, muốn kết liễu bản thân, Bạn hãy bình tâm, ngồi thiền suy nghĩ lại và tìm đến các pháp âm của Trưởng Lão Thích Thông Lạc để nghe và cảm nhận, sẽ giúp Bạn xóa bỏ sự vô minh của bản thân, có được trí tuệ. Muốn giải thoát khỏi đau khổ, chỉ có duy nhất con đường Bát Chánh Đạo giúp có được Trí tuệ giải thoát. Còn kết liễu sự sống, nó sẽ làm bạn đầu thai thành con vật, qua nhiều kiếp luân hồi, để được làm người giống như con rùa mù ở giữa biển bám được vào khúc gỗ. Hãy trân quý sinh mạng này.
Khổ là do bạn quá bám chấp vào tham - sân si- mạn -nghi và không có trí tuệ
Bạn hãy nghĩ xem: Một nhà tu hành, không có tài sản, một ngày chỉ ăn 1 bữa cơm chay, ở độc cư, nhưng thân tâm luôn an lạc, thanh thản thì vì sao chúng ta lại quá đau khổ khi không có được tiền tài, địa vị, danh vọng.
Lời dạy của Trưởng Lão Thích Thông Lạc
- Sống không làm khổ mình - khổ người và khổ tất cả chúng sanh.
- Sống với tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự.
- Tu hành đúng chánh pháp, Bạn sẽ giải thoát trong từng phút giây.
- Tu hành đúng chánh pháp, Bạn sẽ làm chủ được 04 nổi khổ: sanh - già - bệnh - chết. Làm chủ hoàn toàn được thân, tâm, trở thành bậc vô lậu hoàn toàn, đạt được trạng thái niết bàn ngay tại thế gian này.
Thế nào là đúng chánh pháp Phật Thích Ca - Buddha
Chánh pháp Phật Thích Ca - Buddha là đúng theo con đường Bát chánh đạo để đạt được Giới Định Tuệ, xả bỏ được tham sân si hoàn toàn, thành bậc vô lậu, giải thoát hoàn toàn.
- Làm chủ được 04 nỗi khỗ của con người là sanh - già - bệnh - chết. Đạt được từ trường niết bàn với tâm thanh thản, an lạc và vô sự ngay tại thế gian này.
- Tu đúng pháp sẽ thấy rất đơn giản, dễ thực hành, không hề mệt nhọc, thấy được sự giải thoát trong từng phút giây.
- Tu đúng pháp, không bị ức chế ý thức, ức chế tâm. Mà dùng ý thức và tâm để xả bỏ ác pháp, xả bỏ tham sân si.
Thế nào là tu không đúng chánh pháp
- Là tu theo phương pháp ức chế tâm, ức chế ý thức làm cho tưởng tri, tưởng thức xuất hiện, hoạt động, ảo tưởng thấy được cảnh giới siêu hình. Nhưng khi thoát ra trạng thái tưởng trở về thực tại thì tham, sân, si trỗi lên trong người càng mãnh liệt hơn.
- Vẫn còn nỗi khổ của cuộc sống do tham sân si gây ra, vẫn bị bệnh tật hành hạ khổ sở, không làm chủ được cái chết, vẫn bị cái chết chi phối và tiếp tục tái sinh luân hồi theo nghiệp nặng nhẹ.
Chỉ nên tin điều gì đó là thiện pháp khi chính Bạn trực tiếp thể nghiệm
Buddha dạy: "Này các thiện nam tín nữ, khi nghe một điều gì, các vị phải quán sát, suy tư và thể nghiệm. Sau khi kiểm nghiệm, nếu quý vị thực sự nhận thấy lời dạy này tốt lành, đạo đức, hướng thiện, chói sáng và được người trí tán thán, việc thực hiện các lời dạy này sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc ở hiện tại và về lâu dài, chỉ khi đó quý vị mới đặt niềm tin vững chắc và thực hành theo".
- "Chỉ khi nào quý vị suy tư, chiêm nghiệm và nhận thức xác đáng điều gì là chân chính, lợi ích cho mình và người khác thì quý vị hẵng đem lòng tin tưởng và làm theo. Đó là tiêu chuẩn của đức tin chân chính".
- Với tất cả những điều được người khác rao giảng, các con phải dùng tâm mình để quán chiếu, tìm hiểu và phê phán, rồi ứng dụng nó vào đời sống hằng ngày, xem nó có giúp mình thoát khỏi khổ đau được không. Nếu được thì hãy tin. Nếu vẫn còn tham sân si nổi lên trong người thì pháp ấy không nên tin theo.
Buddha cũng khuyên: Chớ vội tin vào Đức Phật cùng những giáo lý của Người, nếu chưa quán chiếu nó, tìm hiểu nó và thể nghiệm nó.
Comments
Post a Comment